e-Dulich

Khởi nghiệp homestay thành công chỉ cần làm theo 10 điều sau

Cơn sốt kinh doanh homestay vẫn không ngừng hạ nhiệt, nhưng không phải ai làm cũng thành công. Để khởi nghiệp homestay thành công bạn cần rất biết rất nhiều điều bên cạnh có vốn. Bài viết này E-dulich sẽ chỉ bạn những điều cơ bản bạn cần biết để làm homestay thắng lợi.

Mục lục đọc nhanh

1. Xác định đúng mô hình homestay

Trong bài hướng dẫn kinh doanh homestay từ A-Z Nhung có chỉ ra các mô hình homestay. Bạn xem lại để biết mô hình nào phù hợp với điều kiện thời tiết, xu hướng thị trường, sức cạnh tranh, vốn ở địa phương nơi bạn làm homestay và chọn ra cho mình mô hình phù hợp.

Nhung khuyên bạn nên chọn mô hình đúng nghĩa và bền vững. Nếu bạn yếu trong vấn đề quản lý bạn có thể chọn các hình thức khác như kinh doanh Airbnb vận hành tự động.

Bạn cũng có thể gia tăng doanh thu bằng cách kết hợp homestay với cafe, ăn uống. Rất nhiều người khởi nghiệp homestay ban đầu làm quán cafe chỉ để phục vụ cho khách lưu trú nhưng cuối cùng doanh thu về cafe, ăn uống lại cao hơn rất nhiều. Bạn phải phân tích kỹ về cạnh tranh, đặc tính khách hàng tại địa phương để chọn cho đúng. Bạn mà cứ bắt chước người khác làm và cạnh tranh trong 1 phân khúc thì rất dễ thất bại.

Ví dụ: nếu chỗ bạn không có nhiều khách du lịch thì bạn nên làm mô hình cafe đẹp + homestay, số lượng phòng chỉ vừa đủ. Khách lúc đó đa phần sẽ là ở huyện, công tác hoặc 1 phần nhỏ khách du lịch.

bạn cần xác định đúng mô hình khởi nghiệp homestay
Bạn cần xác định đúng mô hình khởi nghiệp homestay

2. Chọn phân khúc khách hàng

Chọn phân khúc khách hàng ảnh hưởng tới toàn bộ doanh thu, cách trang trí, marketing homestay của bạn tới khách hàng. Do đó, việc xác định phân khúc khách hàng vô cùng quan trọng khi khởi nghiệp homestay.

  • Phân khúc bình dân: 300K-400K: đây là phân khúc hầu hết các homestay đánh vào, vô cùng cạnh tranh ở hầu hết các địa phương.
  • Phân khúc trung bình: 400k – 700k: Đây là phân khúc cho những căn phòng có đủ tiện nghi và trang trí. Phòng ít view hoặc không có view.
  • Với những căn phòng từ 800k – 1100k: Dù chưa phải là phòng hạng sang nhưng đây là căn phòng chất lượng tốt. Có thể trang trí đơn giản nhưng nên có cửa sổ lớn hoặc view đẹp (view thành phố, sông, hồ, núi,…)
  • Trên 1100k: Là căn phòng trang trí có phần sang trọng. Có view đẹp, nên có các tiện ích đặc biệt hơn như bồn tắm, phòng tắm ngoài trời,…

Phân khúc giá trên chỉ mang tính tham khảo. Tùy thuộc vào thành phố mà sẽ có khác biệt nhiều.

3. Chọn vị trí tốt

Khởi nghiệp homestay, vị trí vô cùng quan trọng. Khi bạn có vị trí tốt và trang trí homestay đẹp coi như thành công được đến 70% rồi.
Với những bạn thuê đất, thuê nhà để làm homestay thì phải đặc biệt lưu ý về vị trí. Sau đây là những vị trí vàng mà bạn nên chọn, ít nhất một trong các yếu tố:

  • Gần trung tâm thành phố.
  • Thành phố du lịch lớn ví dụ Đà Lạt, Đà Nẵng…: ngoài trung tâm trong 1 tiếng đi xe đổ lại, lý tưởng là dưới 10km view thật đẹp, yên tĩnh.
  • Gần điểm du lịch nào đó nổi tiếng.
  • View đẹp: biển, sông, hồ, núi…
  • Gần thành phố lớn: Hà Nội, TPHCM trong vòng 2 tiếng đi xe có cảnh đẹp.
  • Có khả năng phát triển các mô hình độc đáo.
Vị trí nào là tốt khi khởi nghiệp homestay?

4. Tạo trải nghiệm độc đáo

Để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng, hãy tạo ra một trải nghiệm độc đáo, đặc biệt. Điều này có thể thông qua kiến trúc, nội thất, hoạt động giải trí hay những dịch vụ độc đáo… Dưới đây là một số ý tưởng để tạo ra trải nghiệm độc đáo trong homestay của bạn:

  • Thiết kế nội thất và kiến trúc độc đáo: Tạo ra một không gian nội thất sáng tạo bằng cách sử dụng các mẫu, màu sắc, vật liệu và trang trí đặc biệt. Điều này tạo nên sự khác biệt cho homestay của bạn. Tuy nhiên đừng quên kết hợp với không gian, môi trường bên ngoài. Ví dụ nếu bạn xây dựng ở nơi thiên nhiên sông nước mà làm dạng nhà container thì sẽ không hợp lý.
  • Tìm hiểu văn hóa địa phương: Nghiên cứu và tích hợp yếu tố văn hóa địa phương vào trải nghiệm homestay của bạn. Cung cấp cho khách hàng cơ hội trải nghiệm các hoạt động, sự kiện và ẩm thực đặc trưng của vùng địa phương. Ví dụ: ở Tây Nguyên có thể cho xem lễ cồng chiêng, điệu múa truyền thống; trải nghiệm vườn quốc gia Yok Don,…
  • Cung cấp dịch vụ độc đáo: Tạo ra các dịch vụ độc đáo và khác biệt để làm hài lòng khách hàng. Ví dụ, bạn có thể tổ chức các lớp học nấu ăn, các buổi tham quan địa phương, hoặc các hoạt động giải trí đặc biệt cho khách hàng. Nếu ở Bát Tràng có thể bao gồm học làm gốm sứ, ở miền núi phía bắc có thể giới thiệu cách làm nương rẫy,…
  • Tận dụng không gian xung quanh: Nếu homestay của bạn có không gian ngoài trời, hãy tận dụng nó để tạo ra những trải nghiệm độc đáo. Có thể là khu vườn; khu BBQ; hoặc khu vui chơi cho trẻ em; bồn tắm ngoài trời. Cung cấp các hoạt động và tiện ích đặc biệt trong không gian này.
  • Tạo ra góc làm việc và sáng tạo: Nếu homestay của bạn có không gian cho khách hàng làm việc hoặc sáng tạo, hãy cung cấp các tiện ích và trang thiết bị để họ có thể làm việc, sáng tạo, hoặc học tập. Điều này thu hút các nhóm khách hàng như nhà thiết kế, nghệ sĩ, hay người kinh doanh tự do.
  • Đặt biệt chú trọng đến chi tiết nhỏ: Đảm bảo rằng từ những chi tiết nhỏ nhất như chất lượng nệm, chăn ga, đèn ngủ, đến những tiện ích như máy pha cà phê hay tivi có dịch vụ xem phim trực tuyến… đều được tận hưởng hoàn hảo và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Tạo ra các gói trải nghiệm: Xây dựng các gói trải nghiệm độc đáo và khác biệt dựa trên sở thích và nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, gói trải nghiệm spa, gói du lịch địa phương, gói nghệ thuật và thủ công…

Quan trọng nhất, hãy hiểu và lắng nghe khách hàng để biết những gì họ mong muốn. Từ đó cung cấp trải nghiệm độc đáo mà họ sẽ không thể tìm thấy ở những nơi khác.

5. Đầu tư vào trang thiết bị và tiện nghi

Ở phía trên đã đề cập về trang thiết bị và tiện nghi. Đó là cách bạn có thể áp dụng để tạo trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Tuy nhiên ngoài sự độc đáo, có những tiện nghi mà bạn cần phải đảm bảo cung cấp khi khởi nghiệp homestay.

  • Giường và nệm: Đảm bảo rằng homestay của bạn có giường và nệm chất lượng tốt. Khách hàng đặt biệt quan tâm đến sự thoải mái và chất lượng giấc ngủ, vì vậy đầu tư vào giường và nệm chất lượng cao là rất quan trọng.
  • Trang thiết bị điện tử: Đồng bộ hóa homestay của bạn với công nghệ hiện đại bằng cách cung cấp truyền hình cáp, Wi-Fi mạnh, TV màn hình phẳng… Điều này đảm bảo khách hàng có thể tận hưởng giải trí và kết nối trong suốt thời gian lưu trú.
  • Thiết bị nhà bếp: Nếu homestay của bạn có nhà bếp hoặc khu vực nấu ăn, đảm bảo rằng bạn cung cấp đủ trang thiết bị như lò vi sóng; tủ lạnh; bếp; ấm đun nước và các dụng cụ nấu ăn cần thiết. Điều này cho phép khách hàng tự nấu ăn và tạo ra trải nghiệm như ở nhà.
  • Thiết bị vệ sinh: Homestay của bạn cần có nhà tắm sạch sẽ và trang bị các thiết bị vệ sinh như vòi sen; bồn tắm hoặc vòi hoa sen mưa. Hãy đảm bảo rằng các thiết bị vệ sinh hoạt động tốt. Nếu thiết bị của bạn khác biệt với loại phổ thông thì nên hướng dẫn khách sử dụng. Các nút bật tắt nước nóng, điều hòa nên có ghi chú.
  • Tiện ích và dịch vụ khác: Xem xét việc cung cấp các tiện ích và dịch vụ khác như máy giặt; máy sấy; bàn là; máy sấy tóc; hệ thống điều hòa không khí… Điều này tăng cường tiện nghi cho khách hàng và tạo ra một trải nghiệm tốt hơn trong homestay.
  • Trang trí và trang bị nội thất: Chọn trang trí và trang bị nội thất phù hợp với phong cách và khách hàng mục tiêu. Sử dụng các vật liệu, màu sắc và thiết kế phù hợp để tạo ra không gian ấm cúng và hấp dẫn cho khách hàng. Ví dụ, đối tượng người trung niên, lớn tuổi sẽ thích dạng nhà cổ; đối tượng người phương tây sẽ thích thân thiện môi trường,…
  • Bảo trì và kiểm tra định kỳ: Đảm bảo rằng trang thiết bị được bảo trì và kiểm tra định kỳ để đảm bảo chúng hoạt động tốt và an toàn. Kiểm tra điện, nước, hệ thống an ninh, và các thiết bị khác để đảm bảo rằng không có sự cố xảy ra trong quá trình lưu trú của khách hàng. Nếu thuộc khu vực hay cúp điện thì vào mùa hè cần kiểm tra chất lượng máy phát điện.

Đầu tư vào trang thiết bị và tiện nghi không chỉ tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng mà còn nâng cao độ tin cậy và đánh giá tích cực cho homestay của bạn

Tạo trải nghiệm độc đáo là điều không thể thiếu
Tạo trải nghiệm độc đáo là điều không thể thiếu

6. Xây dựng mạng lưới đối tác

Xây dựng mạng lưới đối tác đóng vai trò quan trọng khi khởi nghiệp homestay. Nó mở rộng tiếp thị; tăng cơ hội tiếp cận khách hàng mới; tạo sự tin tưởng; cung cấp kênh tiếp thị và chia sẻ kiến thức kinh doanh. Mạng lưới đối tác đóng góp vào thành công và sự phát triển bền vững của homestay.

Vậy bạn có thể xây dựng mạng lưới đối tác với ai?

  • Các cơ quan về du lịch và bảo tồn thiên nhiên ở địa phương.
  • Các công ty lữ hành du lịch quốc tế và nội địa.
  • Các cơ sở kinh doanh sản phẩm muốn tiếp thị tại homestay như mĩ phẩm thiên nhiên; đặc sản địa phương;…
  • Các homestay khác trong và ngoài khu vực.

7. Quảng cáo và tiếp thị

Quảng cáo và tiếp thị giúp tăng nhận thức, thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu homestay. Sử dụng mạng xã hội và website dễ tiếp cận khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến để đạt tới đối tượng khách hàng rộng hơn. Bạn cần tạo nội dung hấp dẫn, hình ảnh đẹp để gây ấn tượng cho khách hàng. Ngoài hình phòng, bạn còn có thể thêm hình phong cảnh từ trong phòng, sân thượng, ban công; hình xung quanh khu vực homestay. Các phản hồi – reivew tốt trên fanpage và website là điểm cộng rất lớn. Những kênh bạn có thể quảng bá:

ngoài các kênh OTA thì bạn cần phải xuất hiện ở đâu?
Ngoài các kênh OTA thì bạn cần phải xuất hiện ở đâu?

8. Tạo và duy trì dịch vụ chất lượng

Để tạo và duy trì chất lượng dịch vụ homestay; ngay từ khi khởi nghiệp homestay bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Đào tạo nhân viên: Đảm bảo nhân viên homestay được đào tạo về dịch vụ; quy trình làm việc và tương tác với khách hàng. Điều này giúp nâng cao tính chuyên nghiệp và sự hài lòng của khách hàng.
  • Đặt tiêu chuẩn chất lượng: Thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cho mọi khía cạnh của homestay. Bao gồm nội thất, vệ sinh, tiện nghi và dịch vụ. Điều này đảm bảo rằng mọi khách hàng đều nhận chất lượng cao.
  • Lắng nghe phản hồi của khách hàng: Khi khởi nghiệp homestay, đôi khi bạn sẽ không biết nên chỉnh sửa ở đâu. Thu thập phản hồi từ khách hàng về dịch vụ homestay để hiểu mong muốn và cải thiện điểm yếu. Đáp ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả để khách hàng cảm thấy được quan tâm.
  • Duy trì sạch sẽ và bảo trì: Đảm bảo homestay luôn sạch sẽ, gọn gàng và được bảo trì định kỳ. Kiểm tra các tiện nghi, hệ thống điện, nước và các trang thiết bị khác để đảm bảo hoạt động tốt.
  • Theo dõi và đo lường: Theo dõi chỉ số hiệu suất và đo lường sự hài lòng của khách hàng. Điều này đảm bảo chất lượng dịch vụ không bị xuống cấp và bạn sẽ không ngủ quên trên chiến thắng.
  • Xây dựng mối quan hệ lâu dài: Tạo mối quan hệ tin cậy và lâu dài với khách hàng bằng cách tạo sự tương tác, chăm sóc và đáp ứng nhu cầu của họ. Bạn có thể tạo các mã giảm giá dành cho khách hàng đã từng đến homestay với discount 10% hay 100k, 200k,…

Nhìn chung, đảm bảo chất lượng dịch vụ homestay đòi hỏi sự đầu tư; quản lý chặt chẽ và tạo sự tận tâm đối với khách hàng.

9. Quản lý hệ thống hiệu quả

Để quản lý homestay hiệu quả, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Lập kế hoạch và tổ chức: Xác định mục tiêu, phân công công việc, lập lịch trình và quản lý tài nguyên để đảm bảo hoạt động suôn sẻ.
  • Quản lý tài chính: Theo dõi và kiểm soát chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Tạo và duy trì ngân sách, quản lý hóa đơn và thanh toán.
  • Quản lý nhân sự: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên phù hợp; xây dựng một đội ngũ làm việc đoàn kết và đảm bảo tuân thủ các quy tắc và quy trình.
  • Duy trì và bảo trì: Đảm bảo sự vệ sinh và bảo trì định kỳ cho toàn bộ homestay. Kiểm tra và sửa chữa các trang thiết bị, đồ nội thất để đảm bảo hoạt động ổn định.
  • Quản lý đặt phòng và dịch vụ: Đáp ứng nhu cầu đặt phòng; quản lý lịch trống; xử lý đơn đặt hàng; cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và đáp ứng yêu cầu khách hàng. Với homestay sử dụng nhiều kênh OTA thì tốt hơn hết phải dùng các phần mềm quản lý khách sạn chuyên nghiệp.
  • Tương tác và hỗ trợ khách hàng: Tạo mối quan hệ tốt, cung cấp thông tin; hỗ trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh nhanh chóng và hiệu quả.
  • Đánh giá và cải thiện: Theo dõi hiệu suất, thu thập phản hồi và đề xuất cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm.
  • Quản lý truyền thông và tiếp thị: Xây dựng chiến lược truyền thông, sử dụng các kênh tiếp thị hiệu quả để quảng bá homestay và thu hút khách hàng.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Đảm bảo tuân thủ các quy định và quy định pháp luật liên quan đến hoạt động homestay.

Tổng quan, quản lý homestay hiệu quả yêu cầu sự lập kế hoạch; tổ chức; kiểm soát và tương tác tốt với khách hàng và nhân viên.

quản lý hệ thống homestay là bước đầu tiên khi khởi nghiệp
quản lý hệ thống homestay là bước đầu tiên khi khởi nghiệp

10. Tiếp nhận phải hồi thiện chí và cải thiện

Chúng ta đã nhắc rất nhiều ở các bước phía trên. Thường thì khi khởi nghiệp homestay, chủ doanh nghiệp thường coi đây là đứa con tinh thần của mình. Mà đã là con mình thì ai cũng giỏi cũng đẹp. Cái nhìn của chủ doanh nghiệp cũng như vậy với homestay mình tạo nên. Từ đó họ khó có cái nhìn khách quan để biết rõ điểm mạnh, điểm yếu, chỗ cần cải thiện. Những phản hồi từ khách hàng từ thiện ý tới lời khó nghe đều cần ghi nhận và cải thiện. Bên cạnh đó, bạn cần biết cách cảm ơn những lời review; feedback để tạo ấn tượng tốt với những người khách hàng tương lai.

Khóa học hướng dẫn kinh doanh Homestay từ A đến Z sẽ giúp bạn có những ý tưởng để trả lời review xấu mà vẫn ghi điểm trong mắt khách hàng tiềm năng.

ngôn từ có thể giúp bạn chuyển biến những review xấu thành thái độ tốt trong mắt khách hàng

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top