e-Dulich

Homestay

Hướng dẫn kinh doanh homestay từ A-Z và bí quyết thành công

Bạn đang muốn kinh doanh homestay mà chưa biết bắt đầu từ đâu hay đang kinh doanh mà không hiệu quả. Trong bài viết này Nhung sẽ chia sẻ tất cả những kinh nghiệm để khởi nghiệp homestay thành công giúp bạn đỡ tốn chi phí mà có lời và thu hồi vốn nhanh.
Bạn không có thời gian đọc hết bài viết?

Đừng lo lắng. E-dulich sẽ gửi bản ebook để bạn có thể đọc bất kỳ lúc nào có thời gian. Bạn chỉ cần nhất nút dưới đây để được nhận ebook:

Hãy gửi tôi bản PDF

Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây để nhận link tải ebook homestay miễn phí!

CHƯƠNG 1:

Cách lựa chọn mô hình kinh doanh homestay phù hợp

Trong chương này, bạn sẽ biết được mô hình homestay nào phù hợp với khả năng và số vốn của bạn. 

Nhung sẽ chỉ cho bạn mô hình nào đem lại lợi nhuận tốt nhất để đầu tư. 

Homestay là gì?

Homestay đúng nghĩa là hình thức kinh doanh lưu trú mà khách ở chung và cùng sinh hoạt với chủ nhà. Từ phòng ốc trang trí đến phong cách phục vụ ở homestay tạo thân thiện, cảm giác như ở nhà. Hiện nay rất nhiều khách sạn xây theo phong cách của homestay và gọi đó là homestay thì chưa hoàn toàn đúng kiểu mô hình này.

Lựa chọn mô hình homestay

Homestay truyền thống ăn ở cùng chủ nhà:

  • Phải tương tác với khách nhiều, chia sẻ trải nghiệm địa phương, nói chuyện nhiều với khách, đem lại cảm giác gia đình.
  • Có nhiều dịch vụ ăn uống, tour địa phương được tổ chức chính từ homestay, cooking class…
  • Đặc biệt, được đa số cả khách Tây và Việt thích.
  • Là mô hình đúng nghĩa của homestay, có nhiều dịch vụ để bán và doanh thu cao hơn kiểu homestay phong cách như khách sạn.

Homestay lai khách sạn:

  • Vì homestay là từ quá hot mà hầu như khách du lịch Việt Nam hay nước ngoài đều muốn ở do đó hiện nay có rất nhiều khách sạn gọi tên homestay để thu hút khách.
  • Xây khách sạn giống như phòng homestay, ấm cúng và trang trí đẹp hơn.
  • Nhân viên và chủ nhà không ở tại homestay và hầu như không tương tác nói chuyện nhiều với khách.

Homestay lai khách sạn
Nhiều homestay xây kiểu phòng y chang khách sạn
 


Homestay cộng đồng:

  • Thường xuất hiện ở các làng đồng bào thiểu số, nơi có nhiều nhà trong 1 làng cùng làm homestay.
  • Khách du lịch thường rất thích ở homestay cộng đồng còn hơn cả homestay truyền thống. Nhiều công ty du lịch cũng hay đưa khách tới.
  • Được tìm hiểu văn hóa, bản sắc và cuộc sống của người đồng bào.
  • Đây là mô hình khó làm thường bạn phải biết cách hòa nhập và được làng tạo điều kiện cho kinh doanh hoặc khi địa phương có chính sách xây dựng phát triển làng văn hóa homestay cộng đồng.
  • Sẽ rất dễ làm nếu bạn là cũng là người của làng và am hiểu về văn hóa.
  • Tham khảo homestay cộng đồng ở làng Nậm Đăm (Hà Giang), làng Cỏ (Sa Huỳnh), Kon K’tu (Kontum), Lô Lô Chải (Hà Giang), Khuổi Khon (Bảo Lạc)…


Các mô hình khác:

  • Farmstay: homestay kết hợp với làm vườn (farm). Khách đi nghỉ dưỡng, tìm về thiên nhiên, đi thiền, retreat, dẫn con cái đi thường thích chọn. Mô hình khó làm cần am hiểu cả về làm vườn và homestay, đất (thổ nhưỡng).
  •  
  • Glamping & camping: lều trại cao cấp thường nên làm ở công viên quốc gia hay những nơi có thiên nhiên đẹp. Mô hình đầu tư thấp, lợi nhuận cao.

kinh doanh mô hình Glamping & cắm trại

 

  • Bungalow nhà di động: mô hình mới nhiều resort và homestay làm, đầu tư cao và giá phòng bán ra cũng cao, khách thường thích các kiểu này do độc lạ và gần gũi thiên nhiên hơn phòng khách sạn.

 

Mô hình villa nhà di động

 
  • Homestay độc đáo: nhà hobbit, nhà trên cây, nhà dạng đĩa bay, thùng rượu… khách thích ở vì trải nghiệm độc đáo.

 

Treehouse nhà trên cây

CHƯƠNG 2:

Kinh doanh homestay có khó không? Rủi ro và cơ hội

Kinh doanh homestay vừa khó lại vừa dễ. Homestay xuất hiện càng ngày càng nhiều với sự cạnh tranh dữ dội đặc biệt là những thành phố du lịch lớn.

Nếu bạn có nhà xây dựng lên làm homestay và không phải vay vốn hoặc vay ít từ ngân hàng thì làm homestay cực kỳ đơn giản. Còn bạn phải đi thuê nhà thì lại nhiều rủi ro và phải cố gắng rất nhiều lần để cạnh tranh.

suy nghi

Cơ hội

  • Thu lợi nhuận cao đặc biệt là khi homestay của bạn ở những nơi cạnh tranh thấp mà có lượng khách du lịch ổn định.
  • Vốn thấp, bất kỳ ai cũng có thể kinh doanh homestay từ là dân địa phương, công sở, sinh viên, làm nghề tay trái.
  • Thuế thấp, thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản.
  • Nếu đã làm được 1 homestay thành công có thể nhân rộng mô hình làm ở nhiều nơi.
  • Sự phát triển của hình thức homestay khiến nhiều khách hàng từ Việt Nam tới nước ngoài thích chọn ở homestay hơn so với các mô hình khác.
  • Lượng khách du lịch nội địa và quốc tế tăng mạnh đặc biệt là khách du lịch tự túc, đây là đối tượng khách của homestay.

Rủi ro

  • Đa số đến từ các bạn chưa có kinh nghiệm làm homestay hay du lịch trước đây, không biết cách bán phòng, vận hành homestay hiệu quả.
  • Rủi ro thuê nhà chi phí cao mà lượng khách đến không bù nổi giá thuê nhà.
  • Cạnh tranh cao, giá phòng trung bình trong khu vực rẻ khiến bạn khó nâng giá để tăng lợi nhuận.
  • Chủ nhà gây khó dễ, nhân viên khó đào tạo.
  • Mùa cao điểm ở khu vực bạn làm ngắn mà mùa thấp điểm nhiều, lượng khách chủ yếu đến cuối tuần, trong tuần vắng.
  • Nhiều việc nhất là khi bạn phải tự vận hành hết toàn bộ, thức khuya, dậy sớm. So sánh giữa công bỏ ra và lợi nhuận mang lại không thỏa đáng.

Tham khảo thêm bài viết: 10 điều cần biết khi mới khởi nghiệp kinh doanh homestay.

CHƯƠNG 3:

Chi phí khởi nghiệp kinh doanh homestay

Kinh doanh homestay có 2 loại chi phí là: chi phí vận hành và chi phí đầu tư. Nhung sẽ phân tích rõ các phần chi phí để các bạn hình dung rõ hơn và chuẩn bị đủ vốn.

Chi phí đầu tư

  1. Khảo sát và lên bản vẽ thiết kế homestay
  2. Tiền cọc đất/nhà.
  3. Xây dựng sửa chữa homestay.
  4. Nội thất, đồ điện tử & trang trí homestay.
  5. Đăng ký kinh doanh, an ninh trật tự (ANTT) và phòng cháy chữa cháy (PCCC).
  6. Chụp hình homestay .
  7. Dự trù chi phí phát sinh.

Chi phí vận hành

  1. Tiền thuê đất/nhà (thường đóng 1 lần từ 3 tháng -6 tháng).
  2. Nhân viên.
  3. Điện nước.
  4. Tiện ích (giấy vệ sinh, dầu gội, sữa tắm, bộ kit gồm kem đánh răng, bàn chải…).
  5. Đồ dọn vệ sinh.
  6. Marketing quảng cáo.
  7. Hoa hồng trả cho các kênh OTA (như Agoda, Booking…)
  8. Sửa chữa phát sinh (tắc bồn cầu, hư hại…)

Chi phí tối thiểu để bắt đầu làm homestay

Tùy theo bạn làm homestay ở đâu, ví dụ ở TPHCM, Hà Nội, Hội An, Đà Lạt chi phí thuê nhà rất cao tuy nhiên để bắt đầu thông thường tối thiểu số tiền bạn cần chuẩn bị cho 1 căn homestay 7- 8 phòng tự làm nội thất như sau:

  • Cọc thuê nhà (thường 3 tháng): 18 triệu/tháng = 54 triệu.
  • Tiền thuê nhà (thường trả trước 3 tháng): 18 triệu/tháng = 54 triệu.
  • Mua sắm nội thất: 7 triệu/phòng = 49 triệu. Sắm nội thất 1 phòng ngủ tiết kiệm giá tầm 7 triệu/phòng. Đã gồm sơn, tủ kệ, cây xanh, giường, nệm, drap trải giường.
  • Đăng ký kinh doanh, ANTT, PCCC: 5 triệu.
  • Chụp hình homestay: 1,5-2 triệu.
  • Full Bộ drap giường, khăn tắm, lau mặt & thảm chân (1 phòng 2 bộ): 600K/phòng =4200K.
  • Quầy lễ tân + trang trí khu sảnh đón khách: 10 triệu.
  • Đồ điện: Máy giặt, máy sấy, nồi cơm điện, máy đun nước nóng, 1 tivi: 20 triệu.
  • Dự trù phát sinh chi phí (10%)
  • Tổng cộng: 200 triệu -210 triệu.

Nếu bạn phải tự sắm các thiết bị điện tử như máy nóng lạnh, máy lạnh từng phòng, thuê kiến trúc sư, xây dựng nhiều thì chi phí sẽ đội lên cao nữa.

Lưu ý đây là chi phí tối thiểu, nếu bạn phải tự dựng nhà lên và mua sắm toàn bộ thì chi phí thường nằm khoảng 600 triệu-2 tỷ.

CHƯƠNG 4:

Đánh giá tiềm năng, lợi nhuận và nghiên cứu thị trường trước khi làm homestay

Nếu không làm bước này thì giống như bạn đang lần mò trong đêm tối không có ánh đèn. Đây là bước mà 80% những bạn chưa có kinh nghiệm làm homestay hoặc kinh doanh bỏ qua và rủi ro là cực kỳ cao.

Các bước nghiên cứu thị trường

  • Xem số lượng homestay trong khu vực bạn định làm và giá phòng trung bình.
  • Số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp giống mô hình của bạn.
  • Số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa.
  • Có nhiều lượng khách ở trong tuần hay chủ yếu là chỉ có cuối tuần.

Đánh giá tiềm năng homestay bạn

  • Vị trí của homestay bạn có gì thuận lợi về vị trí, view.
  • Giá thuê nhà/thuê đất.
  • Kết cấu của nhà có cần phải sửa nhiều?
  • Tiện nghi sẵn có của nhà?
  • Vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành có cao hay thấp.

Tính toán lợi nhuận, doanh thu & thời gian hoàn vốn

  • Bước 1: Tính toàn bộ chi phí đầu tư và vận hành càng chi tiết càng tốt.

  • Bước 2: Tính giá trung bình của đối thủ trong khu vực.

  • Bước 3: Tính toán tỷ lệ lấp phòng dự kiến bao nhiêu % trong tuần và bao nhiêu % cuối tuần, lợi nhuận mỗi tháng, giá phòng và doanh thu dự kiến.

  • Bước 4: Tính ROI thời gian hoàn vốn dựa trên chi phí đầu tư, lợi nhuận ròng mỗi năm.
    Thời gian thu hồi vốn lý tưởng là từ 7 tháng – 1 năm.

    Tùy theo mức bạn đầu tư, đầu tư thấp thì khả năng thu hồi vốn nhanh, đầu tư cao thì lâu hoàn vốn.

    Dựa theo kinh nghiệm và nguồn vốn mà bạn lựa chọn mức đầu tư như thế nào.
    Nhưng làm homestay nhiều phòng và chi phí đầu tư cao để bán giá phòng cao hơn chưa chắc lợi nhuận đã tốt hơn so với mô hình đầu tư thấp.

    Do đó, việc cân nhắc, tính toán theo các bước trên vô cùng quan trọng để bạn đưa ra quyết định đúng đắn.

    Xem thêm hướng dẫn chi tiết tính toán doanh thu tiềm năng homestay

CHƯƠNG 5:

Thiết kế trang trí homestay

Homestay đẹp và khác biệt là điểm thu hút hàng đầu với khách du lịch giống như vẻ bề ngoài luôn là ấn tượng đầu tiên. Do đó hãy chú trọng đến vấn đề thiết kế đừng để homestay của bạn giống hệt hàng trăm khách sạn bình dân và nhà nghỉ khác.

Có các bước tự trang trí homestay cơ bản

  • Bước 1: Lựa chọn phong cách thiết kế: tropical nhiệt đới (nhiều cây), minimalism (tối giản Nhật Bản), Scandinavian (Bắc Âu), Indochina, Địa Trung Hải, Ma Rốc, vintage, Việt Nam xưa, Boho…hoặc kết hợp các phong cách khác nhau.
  • Bước 2: Lên ứng dụng pinterest để tìm các ý tưởng thiết kế theo phong cách bạn chọn.
  • Bước 3: Chọn màu sắc trang trí, sơn tường, nền nhà và màu nội thất. Nên chọn tầm 3 màu chủ đạo và phải phù hợp đúng phong cách đã chọn.
  • Bước 4: Trang trí bằng bộ chăn ra gối nệm phù hợp, đèn ngủ, đèn trang trí, cây xanh, kệ tủ, macrame, tranh canvas…
  • Bước 5: Trang trí khu sinh hoạt chung (sảnh đón khách), sân thượng (nếu có), ban công (nếu có), hành lang giữa các phòng & cầu thang.



Nên có các điểm nhấn sống ảo để thu hút khách chụp hình chia sẻ lên mạng, marketing miễn phí cho homestay.

Bí quyết trang trí homestay tiết kiệm

  • Sử dụng nội thất Hàn Quốc đơn giản, vừa làm phòng rộng mà đẹp. Khách ở ngắn hạn không cần đóng tủ lớn kiên cố trừ khi bạn làm dạng resort, khách sạn boutique cao cấp.
  • Nội thất và trang trí trong phòng hoàn toàn có thể tự làm được đỡ tốn tiền thuê kiến trúc sư. Tuy nhiên nếu bạn muốn homestay thật đặc biệt, bán được phòng có giá cao cần người trang trí homestay chuyên nghiệp. 
CHƯƠNG 6:

Bí quyết kinh doanh homestay thành công

Kinh doanh homestay không dễ như nhiều người tưởng, nhưng nếu bạn làm theo những bí quyết Nhung chia sẻ dưới đây thì tỷ lệ thành công rất cao.

Đây là những kinh nghiệm Nhung đã thực chiến và làm suốt 7 năm qua.

bảo vệ phòng homestay
  • Chọn vị trí homestay có view đẹp hoặc ở gần trung tâm, vị trí khách thường sẵn sàng trả giá cao hơn để ở.
  • Chọn nơi làm homestay ít cạnh tranh hoặc có lượng khách nhiều ổn định từ trong tuần lẫn cuối tuần.
  • Trang trí homestay đẹp, sạch sẽ, nhiều góc sống ảo và có sự độc đáo có nét đặc biệt riêng.
  • Dịch vụ tốt, thân thiện có quy trình rõ ràng từ lúc gặp khách, chăm sóc khách trong quá trình ở và sau khi khách check out.
  • Có các dịch vụ cộng thêm bán kèm để tăng doanh thu.
  • Marketing homestay tốt để có được lượng khách nhiều từ các kênh OTA và khách đặt trực tiếp.
  • Có tour hoặc trải nghiệm độc đáo. Khách nước ngoài thường rất thích và hay chia sẻ giới thiệu homestay của bạn.
CHƯƠNG 7:

Hướng dẫn vận hành quản lý homestay

Vận hành và quản lý homestay luôn là vấn đề đau đầu nhất của đa số người mới bắt đầu làm. 

Quản lý homestay tốt sẽ giúp bạn có doanh thu cao, dịch vụ tốt và đỡ tốn thời gian. 

Vận hành quản lý homestay có các phần

  • Chăm sóc khách: check in, check out cho khách, hỗ trợ của khách trong lúc ở, bán các dịch vụ cộng thêm cho khách: tour, phương tiện đi lại, đồ ăn thức uống…
  • Dọn dẹp phòng, kiểm tra phòng trước khi check out, giặt ủi.
  • Bán phòng trên OTA: đăng phòng lên kênh OTA, làm giá & tối ưu giá, đóng, mở lịch phòng, chạy các chương trình khuyến mãi.
  • Marketing homestay: đăng hình ảnh lên các kênh instagram, facebook, tiktok… review, chia sẻ homestay lên các group du lịch, viết bài blog hướng dẫn du lịch trên website homestay…
  • Tài chính: thu chi tiền, quản lý dòng tiền của homestay.

Bí quyết quản lý homestay tự động ít tốn chi phí

Tạo quy trình sẽ giúp cho bạn quản lý nhân viên và chất lượng của homestay tốt, đồng thời giảm được chi phí.

Bạn hoàn toàn có thể quản lý từ xa 24/7h nếu tạo được quy trình chuẩn. Đặc biệt, nếu chọn mô hình homestay checkin, check out tự động như khi làm airbnb thì bạn không cần phải có mặt tại homestay mà vẫn điều hành tốt.

Infographic quy trình check in out homestay khách sạn
Infographic quy trình check in out homestay/khách sạn. Xin vui lòng link nguồn nếu copy hình này
  • Quy trình dọn dẹp: checklist những chỗ cần dọn, thứ tự, thay cho khách để chắc chắn chất lượng dọn dẹp luôn được sạch nhất.
    Nếu ở thành phố lớn, bạn có thể sử dụng dịch vụ Btaskee nếu không có nhân viên dọn dẹp hằng ngày.

  • Quản trị giá & lịch đóng mở phòng: bạn có thể sử dụng các phần mềm để quản lý và thay đổi nhiều kênh OTA 1 lúc.

    Các phần mềm hiện đang được homestay và khách sạn ở Việt Nam dùng nhiều là Ezcloud. Bạn có thể quản lý lịch phòng, email xác nhận đặt phòng trực tiếp cho khách, quản lý phần dọn dẹp, thu chi…
mùa thấp điểm
 
  • Tạo guidebook: gồm hướng dẫn check in out, các tiện ích, quy định của homestay, điểm tham quan gợi ý, lịch trình, điểm ăn uống và các dịch vụ của homestay.

    Guidebook này là cái để marketing homestay 0 đồng và bán thêm các dịch vụ khác tăng doanh thu cho homestay.

Xem thêm dịch vụ làm guidebook chuyên nghiệp cho homestay, khách sạn.

Guidebook homestay, khách sạn

Đăng bán phòng trên các kênh OTA

Tùy vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn chọn các kênh OTA phù hợp:

  • Khách Tây: Agoda, Booking, Airbnb, Tripadvisor, Traveloka (khách Đông Nam Á), Trip.com (khách Châu Á), Hostelworld (khách ở phòng tập thể, Tây Ba Lô), hotels.com.
  • Khách Việt Nam: Agoda, Booking, Airbnb, Traveloka, Vntrip, Luxstay.

Những công việc cần làm khi đăng bán phòng trên OTA:

  • Đóng mở lịch phòng bằng cách xuất lịch và nhập lịch giữa các kênh với nhau để đóng mở phòng tự động. Nếu bạn dùng phần mềm thì sẽ đỡ làm việc này.
  • Nếu có booking trực tiếp từ các kênh khác ngoài OTA thì cũng phải ngay lập tức đóng phòng trên các kênh OTA.
  • Làm giá trên các kênh OTA và thay đổi theo nhu cầu và các ngày lễ, cao điểm, thấp điểm.
  • Liên hệ hỗ trợ khách sau khi nhận được booking ví dụ gửi hướng dẫn check in hoặc guidebook, các phương tiện đi tới homestay của bạn.

Xem thêm review kênh OTA nào dễ bán phòng nhất.

CHƯƠNG 8:

Các kênh bán phòng trực tiếp hiệu quả

Không cần dựa 100% vào các kênh OTA bạn nên đẩy mạnh marketing và các kênh bán phòng trực tiếp. Từ website khách nhớ thương hiệu homestay bạn tốt hơn đồng thời giảm chi phí trả hoa hồng cho OTA.

Facebook:
Hãy lập 1 fanpage cho homestay bạn cập nhật đầy đủ các thông tin đặt phòng, hình các loại phòng và giá để khách dễ dàng đặt. Đồng thời siêng chia sẻ các hình ảnh khách review về homestay bạn hay hình của homestay.


Website
:
Nhiều người thưởng bỏ qua kênh website vì nghĩ phức tạp và ít khách đặt.

  • Nếu bạn có khách nước ngoài thì khách thường rất thích trọn gói qua website.
  • Bạn cũng có khuyến khích Việt Nam đặt qua web bằng chương trình khuyến mãi đặc biệt.
  • Bạn có thể bán nguyên combo gồm tour và phòng, và nhiều dịch vụ khác qua website.
  • Nên làm website có đặt phòng và thanh toán tự động, hãy siêng viết bài chia sẻ về các điểm du lịch ở khu vực bạn.

 

Xem thêm khóa học miễn phí hướng dẫn làm website cho homestay, khách sạn.

Thiết kế website khách sạn


Các đại lý/công ty du lịch
:

  • Hình thức bán combo đang lên ngôi nên rất nhiều đại lý du lịch kết hợp với homestay để đưa khách tới.
  • Bạn hãy soạn sẵn các chương trình cùng giá hợp tác với đại lý.
  • Đặc biệt, bạn nên làm chương trình cả bằng tiếng Anh và bỏ lên website để các đại lý, công ty du lịch ở nước ngoài tìm đến hợp tác.
CHƯƠNG 9:

Lời khuyên để kinh doanh homestay hiệu quả

Để kinh doanh homestay hiệu quả bạn cần làm những điều dưới đây. 

  • Khi làm homestay luôn phải có suy nghĩ cầu toàn, chuẩn chu đến từng chi tiết dù bạn là 1 homestay nhỏ ít phòng hay nhiều phòng.
  • Nên làm toàn bộ theo quy trình để bớt chi phí vận hành, đỡ nhức đầu giải quyết các vấn đề nhỏ. Bạn có thể hoàn toàn có thể quản lý homestay từ xa.
  • Luôn tối ưu các kênh homestay, kiểm tra giá hằng ngày và marketing homestay để đạt được lượng lấp phòng cao nhất.
  • Nếu bạn không am hiểu về lĩnh vực nào trong việc kinh doanh homestay nên tập trung học các kiến thức và đào tạo lại nhân viên để có kết quả tốt nhất.
Tải nguyên bài viết bằng PDF
Hãy gửi tôi bản PDF

Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây để nhận link tải ebook homestay miễn phí!

Bản PDF cho phép bạn xem bất kỳ lúc nào, chỉ cần tải vào máy tính hay điện thoại xem kể cả khi không có internet. 

Airbnb banner

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top