e-Dulich

Phân tích thị trường và tiềm năng kinh doanh Airbnb, homestay ở Đà Lạt

Bạn đang muốn kinh doanh homestay ở Đà Lạt mà không biết rõ thị trường homestay Đà Lạt thế nào, có tiềm năng hay không, nên chọn mô hình nào để thu hút khách. Đây là bài viết giải quyết tất cả các thắc mắc của bạn mà trước khi làm homestay ở Đà Lạt bạn phải tham khảo.

Tính chi phí đầu tư mô hình homestay Glamping
Mục lục đọc nhanh

Vì sao kinh doanh homestay ở Đà Lạt có tiềm năng rất lớn

Khí hậu: Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm, là nơi có không khí lãng mạn mà rất nhiều khách ở khu vực xung quanh như TPHCM, Đồng Nai, Nha Trang, Bình Thuận thích đến.

Vị trí, giao thông : quá dễ dàng để tới Đà Lạt, cứ 30 phút lại có chuyến xe tới Đà Lạt từ TPHCM và các thành phố lân cận. Đặc biệt có đường cao tốc rút ngắn thời gian đi ban đêm chỉ còn 6 tiếng. Các chuyến bay từ những thành phố khác trên cả nước tới Đà Lạt cũng rất nhiều.

Nhiều dịch vụ, hoạt động du lịch: Nói đến điểm tham quan ở Đà Lạt thì vô số kể, có quá nhiều thứ để vui chơi, phù hợp với tất cả đối tượng khách. Từ các điểm sống ảo, nghỉ dưỡng, trò chơi mạo hiểm, về với thiên nhiên, trekking… cái gì cũng có. Đó là lý do Đà Lạt luôn hút khách không chỉ trong nước mà còn quốc tế.

Lượng khách đều trong năm: Đà Lạt luôn có lượng khách đều trong năm, kể cả vào mùa mưa nhưng cuối tuần vẫn rất đông đúc. Thậm chí vào năm dịch corona nhưng lượng khách nội địa vẫn tăng 10%.

Thị trường sôi động: vào năm 2018 theo cục thống kê Lâm Đồng có hơn 800 cơ sở lưu trú mới. Đà Lạt là nơi có thị trường homestay sôi động và phát triển nhất Việt Nam.

thị trường kinh doanh homestay ở Đà Lạt

Công cụ phân tích thị trường lưu trú Đà Lạt tốt nhất

Có 2 công cụ mà các chuyên gia tư vấn, marketing trong ngành lưu trú sử dụng nhiều nhất đó chính là AIRDNA và alltheroom. 2 công cụ này sẽ cho bạn biết các số liệu thống kê toàn thị trường gồm:

  • Giá trung bình hằng ngày.
  • Tỷ lệ kín phòng (occupation rate).
  • Số lượng homestay (những dạng phòng nào).
  • Tổng doanh thu toàn thị trường.
  • Doanh thu trung bình từng đêm.
  • Doanh thu trung bình.
  • Số đêm được khách đặt.
  • Vị trí các homestay/airbnb tập trung ở đâu.

2 công cụ này chỉ phù hợp để bạn nghiên cứu khi làm kinh doanh Airbnb do nó tính dữ liệu dựa trên kết quả từ Airbnb. Do đó, bạn sẽ thấy giá trung bình của thị trường tính ra rất cao.

Tổng hợp số lượng homestay tại Đà Lạt

Hiện Đà Lạt có khoảng 1430 cơ sở lưu trú gồm homestay, khách sạn… theo số liệu của Agoda, Booking.com là 2 trang bán phòng mà đa số các cơ sở lưu trú bỏ lên bán. Đương nhiên thực tế con số này có thể gấp 3 lần, do có nhiều cơ sở lưu trú nhỏ như nhà nghỉ, homestay không bỏ phòng lên các kênh OTA bán.

Nếu bạn có lên Đà Lạt khảo sát, hầu hết mọi con đường ở Đà Lạt từ đường lớn tới hẻm cứ cách 2-3 căn nhà là có 1 cơ sở lưu trú du lịch. Mức độ cạnh tranh tại Đà Lạt vô cùng lớn, đặc biệt là với phân khúc giá rẻ từ 250K-500K/đêm ở khu vực trung tâm tới bán kính 7km đổ lại.

Số lượng homestay ở Đà Lạt nằm khoảng 500 cái. Đa phần mức giá trung bình 300K-500K/đêm. Đây là thị trường cạnh tranh cực kỳ khốc liệt nếu bạn muốn nhảy vào làm đúng phân khúc này.

Phân tích sự cạnh tranh và tiềm năng của các khu vực kinh doanh homestay ở Đà Lạt

Trung tâm thành phố Đà Lạt:

  • Bao gồm khu hồ Xuân Hương, chợ Đà Lạt, khu Hòa Bình và bán kính 2 km xung quanh.
  • Đánh giá: Đây là khu cực kỳ cạnh tranh, nhiều phân khúc từ khách sạn, nhà nghỉ bình dân tới homestay trong hẻm. Giá thuê nhà làm homestay ở khu này cũng rất cao. Nếu bạn có ý định làm homestay ở Đà Lạt thì nên bỏ qua khu này.

Cách thành phố 3-5km & có view đẹp:

  • Khu vực này gồm: Phạm Hồng Thái, đường Ngô Thì Sỹ, giữa đến cuối đường Phù Đổng Thiên Vương, Đống Đa, Đặng Thái Thân…
  • Đánh giá: khu vực cạnh tranh cao nhưng đỡ hơn so với trung tâm, có view đẹp nên khách rất thích ở, dễ làm hơn khu trung tâm. Giá thuê nhà ở đây cũng đỡ mắc hơn.

Cách thành phố trên 7km & có view đẹp:

  • Khu vực này nằm ở khúc đồi Dã Chiến, Hùng Vương, Khe Sanh, hồ Tuyền Lâm có view nhìn ra các nhà kính, rừng thông. Các khu này cũng có nhiều quán cafe đẹp, cảnh đẹp có lúc sáng còn thấy mây bay.
  • Đánh giá: ít cạnh tranh hơn, cảnh đẹp hơn, có view đẹp, nhiều quỹ đất rộng để thuê làm homestay. Đây là khu rất đáng để chọn làm homestay và dễ thu hút khách nếu bạn có mô hình homestay độc đáo hòa hợp với thiên nhiên.

Ngoại ô thành phố Đà Lạt & ở huyện:

  • Khu vực Ankroet, ngã ba Tình, khu Ma Rừng Lữ Quán, thung lũng Đạ Sar (huyện Lạc Dương)…
  • Đánh giá: các khu này phù hợp hơn với mô hình camping, glamping, bungalow, farmstay. Đây là khu cực kỳ tiềm năng để làm và thu hút khách vì có thiên nhiên đẹp. Rất đáng để đầu tư nhưng sẽ gặp khó khăn nếu bạn không có kinh nghiệm làm các mô hình glamping, bungalow và farmstay.
Twin Beans Farm ở thung lũng Đạ Sar

Lời khuyên để kinh doanh homestay ở Đà Lạt thành công

Khi bước vào 1 thị trường đầy cạnh tranh và có tỷ lệ đào thải cực cao như ở Đà Lạt thì bạn cần làm những điều sau để kinh doanh thành công và bền vững:

Chọn mô hình homestay hút khách

Có quá nhiều khách sạn lấy tên homestay, mà bây giờ khách tới Đà Lạt chỉ thích ở những chỗ view đẹp, thân thiện với thiên nhiên có nhiều góc sống ảo. Do đó, những căn phòng bê tông không còn gì hút khách nữa mà quá cạnh tranh. Nên bạn có thể chọn làm các kiểu mô hình homestay như sau:

  1. Bungalow hay nhà di động: kiểu nhà gỗ bungalow hình tam giác, hình lá sen, nhà trên cây, villa kiểu Châu Âu… thường được khách rất thích và luôn kín phòng. Xem thêm chi phí, hướng dẫn kinh doanh homestay dạng bungalow.
  2. Lều Glamping: nếu bạn có khu đất rộng view đẹp thì rất nên làm kiểu glamping sang chảnh, hoàn hảo cho sống ảo. Lều glamping có rất nhiều loại đẹp như lều bell, bong bóng bubble, safari, dome. Xem thêm giá cả, hướng dẫn kinh doanh homestay mô hình cắm trại & glamping.
  3. Trang trí phòng phong cách mới lạ như Bắc Âu, Indochina, Boho…
  4. Các mô hình khác: nhà container, nhà kính. Xe camper van (xe cắm trại trang trí màu vintage cải tạo thành phòng ở).
The Camp inn Đà Lạt

Làm kết hợp với mảng cafe, nhà hàng, bar

  • Quán cafe: Nếu homestay bạn có view đẹp thì Nhung khuyên bạn nên làm thêm cả quán cafe. Thậm chí quán cafe mang doanh thu còn nhiều hơn gấp mấy lần mảng homestay.
  • Bar: ở Đà Lạt rất thiếu các quán bar “chill” có không khí, giá nước uống của các bar ở Đà Lạt lại rất cao. Nếu căn của bạn có lợi thế như có sân thượng lớn, có mặt bằng chỗ trung tâm có thể cân nhắc làm 1 bar/pub nhẹ nhàng.
Cà phê In the Forest Đà Lạt
Quán cafe In the Forest cực kỳ hút khách ở Đà Lạt. Nguồn facebook Intheforestdalat

Chọn vị trí kinh doanh homestay ở Đà Lạt

Giống như ở phần trên E-dulich có phân tích, bạn nên chọn nơi ít cạnh tranh hơn và có view đẹp, thâm chí cách trung tâm 30 phút tới 1 tiếng đi xe cũng được.
Rất nhiều đối tượng khách du lịch Đà Lạt muốn ở nơi có view đẹp và sẵn sàng trả tiền cao. View đồi thông, thung lũng, ngắm thung lũng đèn… là điều cực kỳ thuận lợi để làm homestay.

Thêm nhiều dịch vụ hấp dẫn khi kinh doanh homestay ở Đà Lạt

Các dịch vụ sau rất thu hút khách mà còn thêm doanh thu cho homestay bạn:

  • Ăn tối lãng mạn: nếu bạn có lợi thế view đẹp, đất rộng thoáng đãng thì nên làm buổi ăn tối lãng mạn trang trí hoa nến trên bàn cho các cặp đôi. Thường 1 bữa như vậy bạn có thể tính từ 300K-350K/phần ăn.
  • Rạp chiếu phim: Bạn cũng có thể set up 1 khu chiếu phim vintage tự dựng và mở các bộ phim lãng mạn sẽ rất thu hút khách. Bán thêm các finger food như: bắp rang bơ, khoai tây chiên, nước uống…
  • Xem thêm các ý tưởng bán các dịch vụ hấp dẫn cộng thêm khác.
Dịch vụ ăn tối lãng mạn kinh doanh homestay ở Đà Lạt
Ăn tối lãng mạn ở cafe In the Forest. Nguồn facebook intheforestdalat

Tập trung vào dịch vụ hoàn hảo & học cách marketing homestay

Dù homestay của bạn có đẹp tới mấy mà dịch vụ tệ, quy trình chăm sóc khách lọng cọng thì không thể tồn tại lâu được. Rất nhiều bạn chưa hề có kinh nghiệm làm homestay mà đã vội bỏ vốn mở homestay thì tỷ lệ thất bại rất cao. Đặc biệt khi các bạn làm thị trường cạnh tranh như Đà Lạt.

Do đó, Nhung khuyên bạn chân thành hãy đầu tư vào học cách làm homestay bài bản bao gồm:

  • Cách đăng bán phòng và tối ưu trên các kênh OTA.
  • Hướng dẫn thiết kế trang trí homestay.
  • Cách làm giá phòng.
  • Marketing homestay hiệu quả.
  • Phân tích thị trường, tìm địa điểm mở homestay phù hợp.
  • Cách tính toán doanh thu lợi nhuận.
  • Tạo quy trình chuẩn chăm sóc khách và ít tốn kém chi phí.
  • Tạo quy trình bán các dịch vụ cộng thêm khác để tăng doanh thu gấp 2 lần.

Tất cả những kiến thức thực tế trên bạn có thể học được tất cả ở khóa hướng dẫn kinh doanh homestay thành công.

Nếu bạn đang có homestay rồi mà không có nhiều khách hoặc doanh thu quá thấp thì nên tham khảo cách tối ưu doanh thu cho homestay.

Hãy sáng tạo

Các homestay thành công đông nghẹt khách ở Đà Lạt đa phần đều rất sáng tạo trong cách kinh doanh. Họ thường kết hợp với rất nhiều dịch vụ hay ho, các buổi concert nhạc, đám cưới lãng mạn…

Nếu bạn ít vốn, đi thuê để làm homestay, thì bạn phải thật sự sáng tạo trong trang trí homestay tạo sự khác biệt.

1 thought on “Phân tích thị trường và tiềm năng kinh doanh Airbnb, homestay ở Đà Lạt”

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top