e-Dulich

Khắc phục tính mùa vụ khi kinh doanh homestay, khách sạn

Tính mùa vụ khi kinh doanh homestay và khách sạn là điều không thể tránh khỏi.Ngoài chuẩn bị kĩ tài chính để vượt qua khoảng thấp điểm, chủ homestay và khách sạn cần tăng tối đa khách có thể đạt được, giảm tối đa chi phí thời kỳ này.

tính mùa vụ khi kinh doanh homestay và khách sạn
Mục lục đọc nhanh

Tính mùa vụ khi kinh doanh homestay và khách sạn là gì?

Bất cứ ai khi kinh doanh homestay và khách sạn đều cần phải biết đến tính mùa vụ. Nói đơn giản thì là mùa khách du lịch đông đúc, và mùa khách du lịch vắng vẻ. Mùa khách du lịch đông đúc thường được kể đến như dịp lễ, dịp hè, cuối tuần. Còn mùa vắng khách là gần cuối năm, khi hầu hết các công ty đều bận rộn, dịp sau tết,…

Thấu hiểu tính mùa vụ trong ngành du lịch như kinh doanh homestay, khách sạn; đại lý vé máy bay, công ty du lịch; nhà hàng,… sẽ giúp doanh nghiệp giảm tải vào mùa cao điểm và tăng lượng khách mùa thấp điểm. Ngoài giữ dịch vụ tốt khi đông khách; nó còn giúp doanh nghiệp duy trì doanh thu để trụ vững và phát triển.

Khi thì thật đông, khi chả bóng người - Tính mùa vụ khi kinh doanh homestay và khách sạn
Khi thì thật đông, khi chả bóng người – Tính mùa vụ khi kinh doanh homestay và khách sạn

Nên ứng phó như thế nào vào mùa cao điểm?

Vì bài viết sẽ tập trung cách khắc phục vào mùa thấp điểm; nên việc doanh nghiệp ứng phó vào mùa cao điểm sẽ đề cập sơ bộ. Hy vọng bạn sẽ không bỏ qua phần này vì khi homestay hay khách sạn gặp trường hợp quá tải; sẽ có nhiều vấn đề phát sinh dẫn đến sự không hài lòng của khách.

  • Tăng số lượng nhân viên: Để đảm bảo chất lượng dịch vụ thì thời điểm này luôn phải có nhiều nhân viên hơn bình thường. Để không phải thuê ngoài thì bạn có thể tăng số ca làm, số giờ làm của nhân viên. Dĩ nhiên mức lương trong thời điểm này đều phải đáp ứng đủ việc làm vào ngày lễ.
  • Kiểm tra tin nhắn, email; nghe điện thoại liên tục: Sẽ có nhiều trường hợp khách hủy phòng gấp, khách gặp trục trặc. Hãy đảm bảo luôn kiểm tra các kênh của khách sạn và homestay để kịp thời hỗ trợ.
  • Đảm bảo kiểm tra đặt phòng từ các kênh OTA và kênh riêng: Để tránh việc trùng booking, trước dịp đông khách, cần kiểm tra 1 lượt. Đừng nghĩ rằng đồng bộ hóa là đủ, rất nhiều khách sạn và homestay phàn nàn rằng Agoda có hành vi ăn gian số phòng của kênh OTA khác để có thêm lượng khách hàng.
  • Đầy đủ các đồ vật dự phòng: như đồ vật liên quan PCCC (phòng cháy chữa cháy); khăn tắm; bộ trải giường; bót và kem đánh răng; sữa tắm dầu gội;… Hãy đảm bảo rằng khi cần thay thế thì các đồ vật đều sẵn sàng.
  • Đảm bảo chất lượng an ninh: Mùa đông khách thì khách sạn và homestay cũng nên đảm bảo cẩn thận để không xảy ra tình trạng ẩu đả, trộm cắp trong khu vực của mình.
  • Phương tiện di chuyển tới khách sạn: Dịp đông khách thì thành phố có thể xảy ra tình trạng không đặt được taxi; chủ homestay nên có liên kết với các hãng bản địa để đảm bảo giúp khách khi cần thiết.
Giảm thời gian khách chờ và hỗ trợ ngay lập tức vào mùa cao điểm không hề đơn giản
Giảm thời gian khách chờ và hỗ trợ ngay lập tức vào mùa cao điểm không hề đơn giản

Làm sao để biết thời gian thấp điểm của thành phố mình?

Tuy nhiên không phải ở nơi nào cũng có mùa vắng khách và đông khách như nhau. Ví dụ như thành phố Hồ Chí Minh đợt tết dương, tết ta, lễ 30/4-1/5,… đều rất vắng vẻ. Trong khi những thành phố du lịch gần đấy như Đà Lạt, Vũng Tàu,… lại nổi tiếng bài ca kẹt đường không lối về vì lượng du khách quá đông. Chính vì vậy, khi kinh doanh homestay và khách sạn cần phải hiểu biết về tính mùa vụ của khu vực mình làm. Để “lọc” ra list thời điểm đông và vắng thì bạn cần trả lời các câu hỏi bên dưới:

Khách của bạn là ai? người đến từ vùng nào?

  • Ví dụ như khách của bạn là gia đình có con thì mùa cao điểm sẽ khá phụ thuộc vào lịch học của con trẻ, như mùa hè, mùa lễ; cuối tuần sẽ có khách hơn là trong tuần.
  • Còn nếu là người có thời gian làm việc linh hoạt; sinh viên,… thì họ có xu hướng tránh ngày cuối tuần. Xê dịch trước hoặc sau kì nghỉ lễ (sử dụng nghỉ bù).
  • Khách đến từ thành phố lớn sẽ đi du lịch (ra ngoại ô hoặc thành phố khác) vào cuối tuần và lễ.
  • Khách địa phương thì có thể sát ngày lễ và cuối tuần.
  • Ngoài ra cần phải hiểu đặc điểm dân địa phương là họ sẽ du lịch gần hay có xu hướng đi xa vào dịp lễ.

Kiểm tra, phân tích tình trạng phòng của những năm trước

Đây là dữ liệu nội bộ mà bạn thoải mái sử dụng. Hãy sử dụng nó đúng các và hữu ích chứ đừng để nó làm những con số vô nghĩa. Kiểm tra những thời điểm có nhiều khách hàng trong năm trước; gần thời điểm đó là dịp gì đặc biệt? Ngày lễ, gần lễ, lễ hội, sự kiện… Từ đó phân tích ra tính mùa vụ khi kinh doanh homestay và khách sạn của mình. Bên cạnh việc biết thời điểm, bạn còn cần xem xét năm ngoái có vấn đề gì trong đợt đông khách cần khắc phục để chuẩn bị cho năm nay.

Xem thử những đối thủ cạnh tranh xung quanh

Ngoài quan sát doanh nghiệp của mình, bạn còn cần để ý đối thủ cạnh tranh xung quanh. Hiểu rằng khách hàng của họ là ai? Tại sao họ lại chọn đối thủ vào thời điểm đó? Lúc nào đối thủ cạnh tranh của bạn đông khách? Từ đó để cải thiện và phát triển việc kinh doanh của bản thân. Lưu ý là bạn chỉ nghiên cứu để học hỏi, để cải thiện bản thân. Đối thủ cạnh tranh đôi khi cũng là những đối tác hợp lý nên hãy trân trọng họ.

Ngoài ra bạn còn nên hiểu biết đối thủ cạnh tranh trực tiếp – cùng thành phố; cùng mô hình;, cùng đối tượng khách hàng. Và đối thủ cạnh tranh gián tiếp – khu vực lân cận; khác mô hình; đối tượng khách hàng giống hoặc khác.

Đặc trưng thời tiết bản địa

Đây là một điều khá khó cải thiện, vì thời tiết là chuyện của ông trời. Tính mùa vụ khi kinh doanh homestay và khách sạn cũng bắt nguồn từ 2 chữ thời tiết. Ví dụ như mùa mưa tây nguyên sẽ khiến khách hàng nghĩ lại việc tới đây vui chơi. Bão miền trung không những gây thất thoát mà còn nguy hiểm. Ngược lại, thời tiết cũng là điểm lợi cho homestay như: mùa nóng cho các thành phố biển và tây nguyên; mùa lạnh lên miền núi phía bắc, Đà Lạt,…

Nhắm đến đối tượng khách hàng hợp lý để tăng booking mùa thấp điểm
Nhắm đến đối tượng khách hàng hợp lý để tăng booking mùa thấp điểm

Cách khắc phục của tính mùa vụ khi kinh doanh homestay và khách sạn

Chiến lược giá

E-dulich đã nhắc rất nhiều về chiến lược giá trong kinh doanh homestay. Đây không những là cần kiếm khách từ thuở ban đầu mà còn là cách duy trì khách lâu dài. Hiểu một cách đơn giản thì khi mới mở homestay và khách sạn, bạn nên setup ưu đãi từ 5-30%. Vào các mùa vắng khách, cũng nên có ưu đãi để khuyến khích khách mới, dân bản địa thử,…

Ở cả 2 khóa học làm homestay Airbnb; E-dulich đều hướng dẫn rất chi tiết về chiến lược giá của từng phân đoạn phát triển.

Đối tượng khách hàng linh động

Nghe thì có vẻ lạ, tuy nhiên tùy mùa mà ta có thể nhắm đến những đối tượng khác nhau. Ví dụ như mùa hè thì khách hàng chính là gia đình có trẻ em; valentina thì nhắm đến cặp đôi;… Và đối với mùa thấp điểm, ta cũng có thể để ý đối tượng thích hợp. Những chuyến đi du lịch của công ty; hội nhóm bạn bè; sinh viên; hội đồng hương;… là đối tượng hợp lý của mùa thấp điểm và trong tuần. Nên có những ưu đãi hợp lý cho những đối tượng này; ví dụ như giảm giá xx% cho nhóm trên 5 người…

Ngoài ra còn những đối tượng mà ta không quá để ý đó là du khách nước ngoài. Lượng lớn những người du lịch dài ngày đến Việt Nam 2-3 tháng sẵn lòng ghé thăm homestay của bạn trên 1 tuần. Họ cũng có thời gian du lịch khá linh động. Ta có thể để những ưu đãi như giảm giá 10% nếu đặt trên 3 đêm; giảm thêm 5% nếu đặt trong tuần. Bên cạnh đó, có một điều ít người làm homestay để ý là mùa lễ của nước ngoài khác nhau. Ví dụ như giáng sinh của Nga sẽ vào tuần đầu tiên sau năm mới dương lịch; hay tết âm của người Thái vào tháng 4… Nếu bạn có thể nhắm đến những đối tượng khác biệt thì không bao giờ lo tính mùa vụ khi kinh doanh homestay và khách sạn.

Giáng sinh của người Nga, Ukraina lại vào tháng 1 - 1 cách để có thêm khách hàng vào mùa thấp điểm
Giáng sinh của người Nga, Ukraina lại vào tháng 1

Ưu đãi cho khách hàng thân quen

Đây là lúc các thông tin, data của khách hàng của bạn có giá trị. Bạn có thể sử dụng công cụ email-marketing để gửi các ưu đãi cho những người đã từng ghé homestay. Có thể bạn nghĩ làm khách hàng hay homestay làm gì có khách hàng thân quen. Nhưng ví dụ như Đà Lạt hay Vũng Tàu là những địa điểm khách du lịch từ tp. Hồ Chí Minh ghé đi ghé lại liên tục; có thể nhiều lần trong năm. Vậy nếu họ ưng ý với homestay thì cũng sẽ sẵn lòng quay lại. Để đạt được điều ấy, thì đừng để homestay của bạn chỉ là chỗ dừng chân. Hãy tạo ra sự khác biệt để khách hàng ghé lại.

Các gói Holiday và giá vé máy bay

Thường thì du lịch mùa cao điểm vé máy bay cháy nhanh và giá khá đắt. Khách sạn có thể tạo các combo du lịch bao gồm vé máy bay và các hoạt động du lịch vào mùa thấp điểm hoặc gần ngày lễ, trong tuần. Các gói Holiday có thể là: gói nghỉ dưỡng; tuần trăng mật; chụp ảnh cưới; gia đình; cặp đôi lãng mạn, sinh nhật lãng mạn… Nếu không muốn kết hợp vé máy bay thì khi quảng cáo về các gói du lịch; ta có thể kèm theo thông tin vé máy bay + giá (đang rẻ).

Đây chính là lý do E-dulich luôn khuyến khích các nhà kinh doanh homestay và khách sạn tạo website riêng. Ngoài để bán các sản phẩm, dịch vụ bán thêm. Chúng ta còn có lượng lớn thông tin của khách hàng để marketing, phân tích.

Xem thêm khóa học làm website chuyên nghiệp có chức năng đồng bộ hóa cho khách sạn và homes tay.

Tổ chức sự kiện, cho thuê một phần homestay và khách sạn mục đích khác

Ngoài ra, khách sạn có thể có các gói tiệc đám cưới; tiệc hậu đám cưới; tiệc độc thân, tiệc sinh nhật… ở khuôn viên nhà hàng hoặc tiệc nhỏ ở bãi biển… Ưu tiên các tiệc trong tuần (giảm giá rẻ hơn). Bên cạnh đó, còn có thể cho thuê phòng khách sạn làm studio chụp hình, quay phim… Tùy vào không gian homestay có thể cho thuê mà ta xé lẻ để cho thuê với nhiều mục đích.

Nếu có thể liên kết với các KOLs, hot Tiktoker thì nên tận dụng khoảng thời gian thấp điểm để mời họ nghỉ dưỡng. Đối tượng này thường có thời gian làm việc linh hoạt nên mùa thấp điểm hay cuối tuần vẫn ổn.

Tổ chức tiệc prewedding để khắc phục tính mùa vụ khi kinh doanh homestay và khách sạn
Tổ chức tiệc prewedding để khắc phục tính mùa vụ khi kinh doanh homestay và khách sạn

Vượt qua giới hạn thời tiết

Thời tiết là vấn đề không thể cải thiện. Nhưng dịch vụ của homestay và khách sạn có thể thú vị hơn để khắc phục tình trạng này. Để giải nghĩa ra thì khá khó hiểu nên mình sẽ đưa 1 số ví dụ bên dưới:

Miền núi mùa mưa:

  • Xây dựng không gian có trần cực cao, không gian thoáng đãng. Bạn có thể tạo chỗ đốt lửa trại bên trong an toàn để quây quần bên bếp đỏ vào ngày mưa. 1 tách cafe, hơi ấm từ củi gỗ là lúc không gian ấm áp hơn bất kỳ lúc nào.
  • Cho mượn/thuê các bộ board game cho nhóm du lịch.
  • Lưu ý cách xây dựng để ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài 1 cách tách biệt; không tạo cho khách hàng cảm giác ẩm ướt khó chịu.
  • Xây dựng không gian ấm áp bên trong; giường nệm thoải mái. Ngày mưa miền núi mà ngủ thì không còn gì tuyệt bằng đâu nhé.
  • Dịch vụ nghỉ dưỡng kèm spa để khách có thể thư giãn toàn thời gian trong khu vực.
Giấc ngủ vào mùa mưa miền núi là điều không ai có thể chối từ
Giấc ngủ vào mùa mưa miền núi là điều không ai có thể chối từ

Mùa bão miền trung:

  • An toàn tuyệt đối.
  • Cho thuê/mượn các bộ board game, trò chơi dân gian như banh đũa,….
  • Hồ bơi trong khuôn viên kín.
  • Nếu có thể kết hợp các hoạt động vui chơi như bida, ném phi tiêu,… thì rất tốt.
  • Dịch vụ nghỉ dưỡng kèm spa để khách có thể thư giãn toàn thời gian trong khu vực.

Các dịch vụ có thể cực kỳ đa dạng tùy thuộc vào sức sáng tạo của bạn miễn sao nó hợp lý.

Dịch vụ setup homestay glamping của E-dulich sẽ cho bạn những gợi ý và bản kế hoạch hoàn chỉnh các sự kiện, hoạt động có thể chạy trong khu vực.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top