1. Xà phòng và dầu gội thiên nhiên
Chắc hẳn đối với dân đi du lịch thì trong hành trang luôn có sữa tắm và dầu gội nhỉ. Đây cũng là sản phẩm chẵng ai nghĩ đến khi kinh doanh homestay và khách sạn. Nhưng thử nghĩ xem, khách hàng sẽ có cơ hội dùng thử ngay tại khách sạn hoặc homestay của bạn. Và với sản phẩm tốt, họ sẽ không ngần ngại mua đâu. Nếu đó là sản phẩm organic (làm từ thiên nhiên) thì càng tuyệt.
Để dễ dàng thì nên có cả size nhỏ để đi máy bay và size lớn. Bên cạnh đó ngày nay có nhiều dầu gội, sữa tắm làm dạng xà phòng cục, rất tiện để mang đi. Một số homestay dạng miệt vườn, farmstay, hoặc homestay có những sản phẩm bán kèm thủ công thì đây là cách quảng bá cho cả sản phẩm lẫn homestay. Với sản phẩm tự làm thì đừng quên để thông tin homestay trên bao bìa nhé.
Nếu không có sản phẩm tự làm thì bạn có thể liên kết một số hãng organic nhỏ, sản phẩm bản địa… Doanh thu homestay từ ngách này sẽ là chi phí quảng cáo, giảm giá khi nhập hàng…

2. Đồ ăn địa phương
Rất nhiều người khi đi du lịch thích mang những món quà nho nhỏ cho người thân và bạn bè. Đồ ăn đặc sản địa phương là một sự lựa chọn tuyệt vời để làm quà. Ngoài ra, nhiều khách không có cơ hội nếm thử đặc sản địa phương cũng sẽ hứng thú khi họ về homestay. Với một số món ăn, có thể cho khách ăn thử miễn phí.
Với sản phẩm đóng gói phải rõ ràng, thiết kế đẹp minh họa địa phương, đảm bảo không bị chảy hay dây ra ngoài. Trên bao bìa sản phẩm cần ghi rõ địa chỉ sản xuất, địa chỉ homestay/khách sạn và cách liên hệ.
Với một chút đầu tư hơn, hãy kể lại những câu chuyện liên quan tới món ăn, cách làm, nguồn gốc. Sản phẩm bán kèm sẽ trở thành nét đặc trưng để khách hàng nhớ về homestay/khách sạn của bạn.
3. Đồ lưu niệm
Ngoài đồ ăn thì đồ lưu niệm là món quà mà khách du lịch hay mua. Việt Nam có hơn 54 anh em dân tộc trải dài từ bắc tới nam. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc sắc khách biệt. Đồ lưu niệm dân tộc thiểu số là sản phẩm bán kèm độc đáo. Để thêm phần ý nghĩa, những món đồ lưu niệm nên có chú thích về hình ảnh. Những lời này có thể viết trên sticker nhỏ xinh đính quanh homestay/khách sạn hoặc viết thành những tờ rơi gần đó.
Đồ lưu niệm bản địa cũng là sản phẩm bán kèm không tồi. Những sản phẩm như đồ chặn giấy, nam châm dán tủ lạnh, túi, bóp, móc khóa, đặc sản bản địa,… là cách quảng bá địa phương. Nếu có thời gian, bạn nên dán tem bao gồm tên sản phẩm (hoặc địa danh), thành phố, tên homestay/khách sạn vào đáy mỗi sản phẩm.

4. Nhà hàng, quán cafe
Một trong những dịch vụ nổi tiếng hàng đầu của homestay và khách sạn là ăn uống. Nếu homestay/khách sạn của bạn ở khu vực biệt lập thì đây điều là “phải có”. Một số homestay/khách sạn có view đẹp còn có thể biến đây thành nguồn doanh thu chính =với khách địa phương. Tuy nhiên hãy xem xét nguồn lực chứ đừng quá ôm đồm ngách này. Bên cạnh đó, thức ăn và nước uống cần thích hợp với đối tượng khách mình nhắm đến. Cũng nên xen kẽ đặc sản, món ăn địa phương để tạo điểm nhấn.

5. Tăng doanh thu và tiện ích với dịch vụ đưa đón của homestay/khách sạn
Đối với khách sạn/homestay trong thành phố, việc di chuyển không quá khó khăn nhưng nếu xa sân bay thì nên có dịch vụ đưa đón. Dịch vụ này có thể đơn giản là shuttle bus hay nhân viên lái xe homestay tới đón. Nếu không đủ nguồn lực nữa thì bạn có thể liên hệ riêng một số tài xế taxi sẵn sàng di chuyển bất kì lúc nào. Ngoài tạo thu nhập thì đây cũng là cách khách hàng dễ tiếp cận homestay hơn. Bởi lẽ một số homestay ở xa khiến khách hàng ngại di chuyển. Một số farmstay ở vùng lẻo lánh hay trên đồi còn khó bắt xe taxi tới lui.
Ở thành phố phát triển du lịch và đầy đủ kinh phí hơn thì có thể tạo một số tour trong ngày. Tài xế chỉ cần chở đến điểm tham quan, giới thiệu sơ bộ và cho họ thời gian hoạt động thoải mái như cho thuê xe ngày. Đây là nguồn doanh thu homestay/khách sạn khá ổn định. Rất nhiều người làm airbnb trên thế giới cũng kết hợp phương thức này. Nếu tài xế có khiếu ăn nói để giới thiệu những điểm thăm quan thì đây sẽ là một tour ngày thu nhỏ.
6. Dịch vụ thuê xe hơi, xe máy.
Bên cạnh dịch vụ đưa đón thì homestay/khách sạn có thể cho thuê xe. Nếu không có thì hãy liên kết một số hãng cho thuê xe. Việc liên kết không quá khó khăn nhưng đây sẽ là điểm cộng cực kỳ lớn cho dịch vụ của homestay/khách sạn. Phương thức này thích hợp cho homestay ở nơi có nhiều điểm du lịch. Khách hàng cho sản phẩm này là du khách ngách kiểu cặp đôi, một mình (solo), khách tây… Khách hàng có thể nhận và trả xe ở homestay/khách sạn hoặc sân bay, bến tàu… Trước khi cho thuê, cần kiểm trả đầy đủ thông tin bằng lái xe, đặt cọc,…
7. Dịch vụ spa, massage thư giãn
Dịch vụ của homestay hay khách sạn có thể đa dạng tùy vào độ lớn và nguồn lực các bạn có. Một số homestay xa trung tâm có thể phát triển massage thư giãn, spa. Bài viết về mô hình farmstay đã đề cập đến dạng homestay nghĩ dưỡng với spa massage như một trong những dịch vụ chính. Nhiều khách sạn dạng du thuyền cũng có spa, massage, sauna xông hơi,… Lưu ý răng nếu bạn muốn phát triển theo sản phẩm này thì cần thiết kế khách sạn hoặc homestay theo hướng thiên nhiên.
Nếu nguồn lực ít nhưng bạn vẫn muốn thử thì có thể thuê 1-2 nhân viên massage từ những tiệm khác cho khách đặt trước. Mình đã từng trải nghiệm loại hình dịch vụ này khi ở một homestay trên cây với tour du lịch treaking. Sau khoảng thời gian leo trèo mệt mỏi thì đây là lúc mình thư giãn và lấy lại năng lượng. Đây là biện pháp tăng doanh thu homestay một cách đáng kể.

8. Tăng doanh thu cho homestay với dịch vụ đặt vé
Nếu nói về dịch vụ đặt vé thì nơi đầu tiên mình nghĩ đến sẽ là Đà Lạt, sau đó là những điểm du lịch như Đà Nẵng, Phú Quốc. Chắc hẳn những người trẻ tuổi sẽ biết đến Mây Lang Thang – một show âm nhạc ở Đà Lạt. Hay nói đến Đà Nẵng và Phú Quốc mình sẽ đi đến Vin Pearl chả hạn. Bên cạnh những khu vui chơi, du lịch; bạn có thể bán thêm vé của show ca nhạc tổ chức ở địa phương, vườn quốc gia,… . Đối với nhiều nhóm gia đình lớn tuổi, họ không cần lo ngại việc đứng chờ hoặc mua vé thanh toán online. Doanh thu homestay/khách sạn từ ngách này rất tốt khi Việt Nam ngày càng có nhiều sự kiện, và khách hàng rất chịu chi.
8. Cho thuê dụng cụ gì để tăng doanh thu homestay?
Sẽ rất phức tạp nếu du lịch miền núi phải cầm gậy đi đường, vùng biển phải cầm lướt ván, đồ lặn… Nếu homestay có thể cho thuê, thì du khách sẽ đỡ biết bao nhỉ. Không những thế, đây có thể là dịch vụ tăng doanh thu homestay/khách sạn gần trung tâm cực kỳ hiệu quả. Mô hình này khá được ưa chuộng ở châu âu vào mùa đông cho đồ trượt tuyết, trượt băng. Về tới vùng nhiệt đới như ở Việt Nam thì đồ lặn sẽ là sự lựa chọn tốt nhất, ngoài ra còn có phao, ghế bãi biển, dép đi biển,…; ở miền núi có xe đạp địa hình; board game, đồ cắm trại, đồ picnic, võng…
Lưu ý rằng bạn nên quảng cáo trên các phương tiện của bản thân về dịch vụ cho thuê mình (OTA, fanpage, website,…). Với những dụng cụ có giá trị cao thì bạn nên yêu cầu đặt cọc CCCD và tiền mặt. Thường thì những dụng cụ giá trị thấp sẽ khó cho thuê mà chỉ là mượn tạm nên hãy cân nhắc góc nhìn của khách hàng.
9. Dịch vụ gửi đồ trong thời gian dài.
Ở nhiều thành phố du lịch, khách hàng có nhu cầu gửi nhờ đồ để tiện đi du lịch nơi khác. Thông thường, gửi hành lý vài tiếng đến 1 ngày sẽ miễn phí. Song, nếu khách hàng cần gửi đồ có giá trị cần đảm bảo, gửi đồ trong thời gian dài (hơn 2 ngày) thì chúng ta có thể tính phí. Nếu khách có lưu trú tại homestay hay khách sạn thì nên có ưu đãi.
10. Dịch vụ trông trẻ tăng doanh thu homestay và khách sạn
Đây là dịch vụ khá mới lạ ở Việt Nam. Song rất nhiều homestay và khách sạn ở nước ngoài đã phổ biến hình thức này. Nếu khách hàng của bạn là gia đình có trẻ em thì đây sẽ là điểm đặc biệt. Đối tượng khách hàng nhắm đến sẽ là gia đình khá giả với phân khúc khách hàng thu nhập trung bình đến cao. Khu vực trông trẻ nên có nhiều đồ chơi, đảm bảo an toàn. Cần có giới hạn thời gian trông trẻ và độ tuổi nhận chăm trẻ. Phụ huynh sẽ có khoảng thời gian thực sự thư giãn mà không lo lắng quá xa con.

11. Gym, sauna, hồ bơi…
Những phòng gym, xông hơi, hồ bơi… phù hợp với homestay, khách sạn quy mô lớn. Doanh thu sẽ theo dạng thu hút khách đặt phòng hạng sang, bán combo với phòng thường. Đây cũng là nguồn thu với khách địa phương khi bán vé lẻ, vé tháng. Đảm bảo lưu lượng khách cho homestay và khách sạn.
Lời kết
Như mình đã nói ở lời mở, thì dịch vụ, sản phẩm bán kèm để tăng doanh thu homestay/khách sạn có thể vô vàn phiên bản và biến đổi. Điều chúng ta cần lưu ý là cách lồng ghép sản phẩm, dịch vụ một cách tự nhiên với phong thái của homestay/khách sạn. Dĩ nhiên vệc làm homestay lời hay lỗ vẫn tùy thuộc sự thấu hiểu thị trường của chúng ta. Điều quan trọng là hãy để những dịch vụ và sản phẩm này ghi dấu ấn vào tâm trí khách hàng về homestay/khách sạn. Bên cạnh việc có thêm sản phẩm bán kèm, còn nhiều phương thức tối ưu hóa doanh thu homestay và khách sạn.
Khóa học tối ưu hóa doanh thu sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện.