e-Dulich

Khách sạn

Tất tần tật về kênh OTA hiệu quả mà người kinh doanh homestay, khách sạn, resort nên biết

Mục lục đọc nhanh

Bạn đang bán/cho thuê phòng, khách sạn, homestay, resort bằng cách nào? Có phải bạn đang sử dụng những cách truyền thống như đăng bài Facebook, Zalo, hội nhóm ? Ngoài những cách đó ra, Nhung sẽ bật mí cho bạn một nền tảng mới, giúp bạn đa dạng nguồn khách cho kinh doanh của mình. Đó chính là nền tảng OTA. Đây là một nền tảng rất có tiềm năng ở thời điểm hiện tại và tương lai. Chính vì thế, muốn thành công trong việc kinh doanh homestay, khách sạn, resort bạn nhất định phải biết đến những điều này. Cụ thể kênh OTA như thế nào, đâu là các kênh OTA phổ biến, hãy lướt xuống đọc hết bài này sẽ rõ nhé!

Mục lục đọc nhanh

Kênh OTA là gì?

OTA là viết tắt của cụm từ Online Travel Agent- đại lí cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến. Hiểu đơn giản là kênh thương mại điện tử kết nối trực tiếp người bán hoặc cho thuê homestay, khách sạn, resort, hostel…và người mua (hoặc thuê) với nhau. Ngoài ra, OTA còn cung cấp các sản phẩm liên quan đến du lịch như vé máy bay, cho thuê xe, đặt tour,…

Hình thức của hoạt động này diễn ra trực tiếp trên ứng dụng tải về điện thoại hoặc là website. Tại đây, doanh nghiệp du lịch sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm của mình như giá cả, hình ảnh, qui định,…Người thuê sẽ book phòng và thanh toán trực tiếp ngay trên nền tảng OTA này với độ an toàn tuyệt đối. Khi đơn đặt phòng thành công, các kênh OTA sẽ nhận được một khoản phí lợi nhuận tùy theo chính sách từng kênh.

OTA là gì

Tại sao nên sử dụng kênh OTA để làm homestay, khách sạn, resort?

Như Nhung đã chia sẻ khái niệm OTA là gì ở trên. Bạn sẽ hiểu OTA hoàn toàn hoạt động trực tuyến. Chính vì lẽ đó, các chủ nhà nên ráo riết tận dụng triệt để với những lí do sau:

Đa dạng nguồn khách đặt phòng

Các kênh OTA không chỉ dành cho người Việt Nam mà tất cả mọi người trên Thế Giới đều có thể đặt chỗ ở. Việc có khách quốc tế đến đặt phòng chỗ bạn sẽ là một bước xúc tiến giúp cho việc kinh doanh của bạn thêm rộng mở hơn. Bên cạnh đó, tiềm năng du lịch của khách nước ngoài là vô cùng lớn. Nguồn khách đến càng đa dạng, thương hiệu chỗ ở của bạn cũng sẽ càng lan rộng trên thị trường quốc tế hơn. Như bạn biết đấy, khách quốc tế thì không cần tư vấn nhiều, chủ nhà sẽ “chốt đơn” rất khỏe. Việc của bạn chỉ là cung cấp dịch vụ chất lượng mà thôi.

Phủ sóng khắp toàn bộ

Để có nhiều khách đặt chỗ ở của bạn, một khâu không thể thiếu là marketing cho nhiều người biết càng tốt. Hãy để cho khách hàng nhìn thấy bạn ở khắp mọi nơi. Bên cạnh việc chạy quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội. Bất kì một kênh nào người ta nhấp vào cũng đều sẽ thấy dịch vụ của bạn. OTA có rất nhiều kênh, bạn nên biết lựa chọn những kênh uy tín và mức độ người dùng cao. Đừng lo, phía dưới mình có chia sẻ 5 kênh OTA bạn nên biết.

Xu hướng nhu cầu khách hàng cao

Ngày nay, mọi thứ đều được mua sắm qua online thì việc đặt phòng trực tuyến cũng hết sức dễ hiểu. Với tiện ích có thể đặt phòng ngay tại nhà, nhanh chóng, an toàn, thông tin hình ảnh đầy đủ. Khách hàng không phải lăn tăn mặc cả về giá. Là một người kinh doanh, khi thị hiếu khách hàng cao thì chủ nhà cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với thị trường. Xu hướng luôn luôn phải cập nhật thì mới không trở nên lạc hậu.

Tăng lượng traffic cho website của bạn

Khi đăng kí các kênh OTA bạn sẽ được đặt tài khoản website kinh doanh của mình lên hệ thống. Việc này sẽ giúp tăng lượng truy cập vào website bạn nhiều hơn. Như bạn cũng biết là traffic có sức ảnh hưởng như thế nào đến lượng khách booking mà đúng không?

Tăng doanh thu nhờ các kênh OTA phổ biến

Điều quan trọng nhất cuối cùng cũng chính là để tăng doanh thu cho kinh doanh của bạn.

Khi khách hàng nhận được những giá trị tuyệt vời từ OTA mang lại thì đồng nghĩa với việc họ sẽ đặt phòng thôi. Càng nhiều đặt phòng bạn càng có doanh thu, các kênh OTA cũng có lợi nhuận. Đây là hình thức win-win, hai bên đều có lợi.

Cơ chế hoạt động của kênh OTA

Chủ nhà sẽ phải đăng kí trên kênh OTA mà bạn muốn. Điền đầy đủ thông tin như địa chỉ chỗ ở mà bạn cho thuê/bán, hình ảnh, chính sách, giá cả, tình trạng phòng còn trống hay là không. Thông tin chủ nhà như là CMND/CCCD, số tài khoản ngân hàng để trả thanh toán tiền của khách và hoa hồng cho kênh OTA đó. Tùy mỗi kênh OTA mà sẽ có phí hoa hồng khác nhau. Sau khi chuyến nghỉ dưỡng của khách diễn ra xong xuôi, OTA sẽ hoàn trả số tiền cho chủ nhà được nhận và đã trừ đi tiền hoa hồng. Các OTA chỉ có lợi nhuận khi các đặt phòng đã được đặt trước, thu một tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị của mỗi đặt phòng thành công.

Đối với khách thuê phòng, tùy kênh OTA mà họ sẽ phải đặt cọc hoặc nhập thông tin thẻ tín dụng. Mỗi kênh OTA sẽ có chính sách riêng, trường hợp khách không ở thì sẽ áp dụng chính sách theo qui định.

Các kênh OTA cũng có phần đánh giá như những ứng dụng khác, bạn đặc biệt chú ý đến chất lượng mà mình cung cấp. Nếu không, chỉ cần một đánh giá thấp, Nhung e là toàn bộ những khách đến sau sẽ vì điều này mà không dám đặt chỗ bạn nữa.

Có những kênh OTA mà khi đăng nhập bạn sẽ có hai sự lựa chọn, một là chủ nhà, hai là khách. Bạn đăng nhập là chủ nhà để đăng bán/ cho thuê phòng, homestay, khách sạn, resort của mình. Và ngược lại, đăng nhập với tư cách là khách để biết giao diện chỗ ở của mình, khách sẽ được thấy như thế nào.

OTA hoạt động như thế nào

Các kênh OTA hiệu quả, phổ biến mà chủ nhà cần biết

Booking.com

Booking.com là website đặt phòng trực tuyến lớn nhất Thế Giới. Thông tin được biết, Booking.com hiện có 135 văn phòng tại hơn 50 quốc gia trên toàn Thế Giới. Mỗi ngày có hơn 700 000 đêm phòng được đặt trước trên Booking.com mỗi ngày. Điều đó cho thấy, số lượng khách đặt phòng trên Booking là vô cùng khủng. Dấu hiệu để bạn nhận biết đây chính là kênh OTA phổ biến và cực kì uy tín để chủ nhà đăng kí dịch vụ của mình.

Ngoài ra, Booking.com còn có một điểm tuyệt vời để các chủ nhà lựa chọn gửi gắm dịch vụ. Đó là bạn chỉ thanh toán cho Booking.com khi đặt phòng được thực hiện. Không có bất kì phí tính thường niên, hàng tháng gì cả. Mức hoa hồng trung bình mà Booking nhận là 15%, tùy theo từng quốc gia sẽ khác nhau. Để biết rõ hơn bạn phải trả bao nhiêu tiền hoa hồng cho Booking.com hãy xem chi tiết tại đây.

Booking là kênh OTA hiệu quả

Airbnb

Hiện nay, Airbnb đã có hơn 200 triệu khách sử dụng. Đây là một trong những kênh OTA có tốc độ phát triển cao và có tiềm năng lớn trong tương lai. Con số này sẽ còn tăng nhanh hơn nữa với đà tiến triển như vậy. Hơn nữa, Airbnb hỗ trợ chủ nhà vô cùng nhiệt tình. Khi có đặt phòng, Airbnb thường xuyên nhắc nhở bạn. Lợi ích cho chủ nhà là giúp bạn không bỏ xót bất cứ một vấn đề nào với khách. Đặc biệt, Airbnb có chính sách cực kì chi tiết, bảo vệ quyền lợi cho cả chủ nhà và khách thuê. Bạn không cần phải lăn tăn hay lo lắng về sự thiếu rõ ràng đối với Airbnb.

Airbnb là kênh OTA hiệu quả

So với các kênh OTA khác thì Airbnb có mức thu phí hoa hồng thấp. Chủ nhà sẽ trả phí cho Airbnb là 3% trên tổng số tiền đặt phòng. Với phần trăm hoa hồng chi trả cho Airbnb khá thấp như này thì chủ nhà không nên bỏ qua. Với những người mới bắt đầu thì có thể xem hướng dẫn kinh doanh Airbnb từ A_Z.

Agoda

Đối với người Việt, Agoda đã trở nên quá quen thuộc. Hầu hết trên các quảng cáo Youtube, Facebook,… không khó để bạn bắt găp. Chính vì thế Agoda có thể giúp bạn marketing miễn phí chỗ ở của mình. Hiện nay, mạng lưới Agoda phủ sóng rất lớn tại Việt Nam. Không chỉ có trong nước, Agoda chiếm lĩnh phần lớn thị trường Châu Á. Đặc biệt một số nước như là Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan và Philippines.

Agoda hỗ trợ hơn 38 ngôn ngữ khác nhau, giao diện thân thiện, giúp khách dễ dàng trao đổi với chủ nhà. Khách càng dễ sử dụng bao nhiêu, bạn càng sẽ dễ có đơn đặt phòng bấy nhiêu. Các chủ nhà khi hợp tác với Agoda sẽ được trừ đi 15% trên tổng chi phí thanh toán phòng. Đây cũng là mức hoa hồng trung bình thường thấy ở các kênh OTA khác.

Với các ưu điểm trên Agoda đích thị là một kênh OTA hiệu quả được rất nhiều các doanh nghiệp du lịch lựa chọn làm kênh bán phòng của họ. Đồng thời Agoda cũng là kênh quảng bá hình ảnh doanh nghiệp du lịch vô cùng tốt.

Agoda là kênh OTA phổ biến, hiệu quả

Traveloka

Traveloka có văn phòng tại Việt Nam, là một công ty trách nhiệm hữu hạn. Trụ sở chính nằm ở Indonesia, chuyên cung cấp dịch vụ đặt vé máy bay và đặt phòng trực tuyến. Traveloka có hơn 100 đối tác nội địa và quốc tế, với hơn 200 chặng đường bay trên toàn Thế Giới. Hiện tại, ứng dụng di động của Traveloka đã có hơn 30 triệu lượt tải. Chứng tỏ, đây là một ứng dụng vô cùng thân thiện với người dùng. Đối với chính sách hoa hồng, dịch vụ của Agoda sẽ tính 15%-20% tổng doanh thu từ một lần đặt phòng thành công của khách hàng. Khi khách đặt phòng thành công trên Agoda và thanh toán đầy đủ, Agoda sẽ trừ đi % hoa hồng theo chính sách và gửi số còn lại cho chủ nhà.

Traveloka là kênh OTA phổ biến, hiệu quả

Expedia

Expedia là một trang Web phổ biến để đặt phòng du lịch, được thành lập năm 2001 với tư cách là công ty con của Microsoft. Kể từ khi thành lập, Expedia đã mua lại hơn chục trang web du lịch nổi tiếng, biến nó thành mạng lưới kinh doanh du lịch lớn trên Thế Giới. Với chính sách hủy đặt phòng linh hoạt và những lợi ích từ Expedia mang lại cho khách lưu trú, hiện Expedia thực sự đã trở thành một trang web du lịch trực tuyến hàng đầu.

Khi bạn bán một dịch vụ của mình trên web Expedia, việc đăng kí là tất nhiên. Sau khi được chấp thuận, bạn sẽ kí một thỏa thuận thương mại với Expedia. Không giống với các kênh OTA khác, để nhận thanh toán doanh nghiệp du lịch phải gửi hóa đơn tới Expedia của tất cả các khách lưu trú thành công.

Chính sách cho hoa hồng của Expedia là từ 15%-20% cho mỗi đơn đặt phòng thành công. Khách sẽ thanh toán trực tiếp qua Expedia. Sau khi check out được hoàn tất, thì Expedia sẽ chuyển cho doanh nghiệp du lịch số tiền đã trừ đi hoa hồng. Đây là một kênh OTA hiệu quả mà bất cứ người làm homestay, khách sạn, resort nào cũng nên biết.

Expedia là kênh OTA phổ biến

Bạn cũng có thể đọc thêm review các kênh OTA dễ bán phòng nhất

Bí quyết để kinh doanh trên kênh OTA hiệu quả

Chủ doanh nghiệp du lịch muốn kinh doanh thành công trên nền tảng OTA cần phải chuẩn bị cho mình những thông tin sau. Nhung sẽ mách cho bạn một số cách để bạn tránh được những rủi ro nhất có thể.

Lựa chọn kênh OTA uy tín, chính sách tốt, phổ biến

Hiện nay có rất nhiều kênh OTA tràn lan trên Thế Giới. Như Nhung đã giới thiệu 5 kênh OTA phổ biến phía trên. Đây là những kênh đã và đang được nhiều chủ doanh nghiệp du lịch lựa chọn. Sẽ rủi ro cho bạn hơn nếu chưa nắm kĩ chính sách và điều lệ của kênh bạn đăng kí. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dựa vào những tiêu chí sau để tự mình đánh giá kênh OTA đó có hiệu quả không: Xem xét tỉ lệ lưu trú thực tế (chứ không phải tỉ lệ đặt phòng), đo lường chi phí hoa hồng cần chi trả cho kênh OTA, giao diện như thế nào (có dễ sử dụng, thân thiện với người dùng không), có phải trả bất kì chi phí nào khác nữa không (như phí thường niên gì đó),…

Đầu tư hình ảnh, nội dung, thông tin chi tiết, cụ thể, rõ ràng

Điều đầu tiên giữ chân khách hàng dừng lại xem chỗ nghĩ của bạn chính là hình ảnh có đủ thu hút không. Chính vì thế, bạn cần đầu tư một bộ ảnh thật đẹp, rõ ràng từng khu. Nếu có sân vườn, quang cảnh xung quanh hãy đưa vào mục hình ảnh luôn. Khách hàng rất muốn nhìn tổng quát và chi tiết. Nhớ chú ý đến cách sắp xếp hình ảnh của bạn. Nên lựa chọn hình tổng quan cả chỗ nghĩ trước, sau đó đi vào từng vị trí một có liên kết với nhau.

Một số doanh nghiệp du lịch bỏ qua bước mô tả chi tiết cho chỗ nghĩ của mình. Bất kể là nội dung cho phần hình ảnh cũng không được bỏ qua.

Đặt tiêu đề thu hút

Bước này cũng là bước cực kì quan trọng. Bạn nên khôn khéo đưa vào tiêu đề những từ ngữ mà khách hàng quan tâm như cao cấp, sang trọng, view biển, thiên đường hoa,…Chắc chắn khách hàng sẽ bị thu hút bởi những điều này.

Chính sách giá, ưu đãi hấp dẫn

Để khách hàng quyết định đặt phòng chỗ bạn phần lớn cũng dựa vào giá cả có hợp lí hay không. Ban cần tìm hiểu xem thị trường trung bình chỗ bạn mức giá người ta dao động trong tầm khoảng bao nhiêu. Lên kế hoạch ưu đãi từng tháng, từng mùa để thu hút khách.

Nếu như không có thời gian, kinh nghiệm cũng không. Thay vì mò mẫn bạn cũng có thể thuê dịch vụ thiết lập và tối ưu kênh OTA cho homestay, khách sạn của mình.

Những điều cần lưu ý để làm kênh OTA hiệu quả

Có rất nhiều kênh OTA để bạn đăng kí. Mỗi kênh có qui mô riêng, loại khách cũng khác nhau. Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu xem:

  • Đối tượng khách hàng thường xuyên lưu trú ở đây là ai?: Hãy nghĩ về phân khúc và khu vực bạn muốn nhắm đến. Nếu bạn chỉ là người cho thuê căn hộ nhỏ với các dịch vụ đơn giản thì bạn nên tránh đăng kí với một OTA chuyên khách có giá trị cao.
  • Trước khi đăng kí bất kì một kênh OTA nào, doanh nghiệp du lịch cũng cần xem thật kĩ chính sách của kênh đó.
  • Một số trường hợp có vấn đề bạn cũng nên gọi điện thẳng lên số hotline của kênh để yêu cầu giải quyết được nhanh hơn. Lưu ý là sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp.
  • Đồng bộ hóa lịch đặt phòng các kênh OTA lại với nhau để dễ dàng quản lí: Thông thường doanh nghiệp du lịch sẽ đăng kí nhiều kênh OTA để kinh doanh. Vậy thì sẽ rất nhập nhằng nếu như bạn không biết cách quản lí tình trạng phòng trống của mình. Do đó, hãy đồng bộ hóa lịch đặt phòng các kênh lại với nhau để khi kênh này có khách đặt vào ngày nào thì các kênh còn lại cũng tự động có đặt phòng ngày đó luôn.

Xem thêm 10 lí do thất bại phổ biến trong kinh doanh homestay

Với tất cả những thông tin Nhung chia sẻ ở trên hi vọng mọi người sẽ hiểu được OTA là gì và các kênh OTA hiệu quả, phổ biến nhất. Đồng thời, tránh được những sai lầm không đáng có nếu muốn làm homestay, khách sạn, resort thành công hơn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top